1️⃣VIỆC THỨ NHẤT: BỚT ĐI SỰ NÓNG TÍNH
Dường như ai cũng đều gặp những chuyện không vui, chuyện bất ngờ ngoài ý muốn hay những lúc gian nan, bị hiểu lầm hoặc bị người khác làm tổn thương. Những lúc ấy, 90% chúng ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, nói mà không suy nghĩ để rồi khi bình tâm lại mới hối hận.
Nhưng mà bạn à! Phải học cách kiềm chế cảm xúc của mình ngay đi! Dù trong lòng có như “sóng thần” thì hãy cố gắng duy trì một tâm thế đàng hoàng nhất, nói năng khéo léo và cư xử cho đúng mực, hợp tình hợp lý.
Vì sao vậy?
Đầu tiên, thân thể là của chúng ta, nếu bị sự tức giận chiếm lấy thì chính mình là người bị ảnh hưởng đầu tiên. Sai lầm của kẻ khác nhưng mình lại là người chịu, bạn thấy có đáng không? Không đáng!
Thứ hai, giận giữ cũng chẳng giải quyết được bất cứ vấn đề gì, thậm chí còn làm mọi thứ tồi tệ hơn. Thế nên, sau khi đọc bài này, nếu bạn có gặp chuyện không vừa ý khiến bản thân ức chế thì hãy nhắm mắt lại, hít thở thật sâu rồi làm gì thì làm. Nếu bạn vội vã đưa ra bất kỳ quyết định gì trong lúc nóng giận thì chính bạn sẽ nhận lấy hậu quả trong tương lai gần. Vì lúc nóng giận là lúc mình thiếu tỉnh táo nhất nên 90% quyết định, phán đoán lúc này đều sai hết.
Thứ ba, chúng ta bắt đầu thấu hiểu được rằng, thời gian và năng lượng của mình đều có hạn, không cần vì những chuyện nhỏ nhặt, không đáng mà khiến lòng vướng bận, tâm bất an. Bạn cũng không cần phải cố sức để giải thích những lời bịa đặt, hiểu lầm hay nói xấu. Hãy cứ yên tâm, thẳng thắn và vô tư mà sống rồi mọi thứ sẽ tự sáng tỏ, mọi người cũng sẽ biết thực sự bạn là con người ra sao.
Thứ ba, năng lượng và thời gian của chúng ta có hạn, không cần vì những chuyện không đáng mà khiến tâm bất an. Bạn cũng không cần phải cố sức để giải thích những lời bịa đặt, hiểu lầm hay nói xấu. Hãy cứ vô tư mà sống!
“”Bạn sẽ không bao giờ đi đến đích, nếu cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng” – Winston Chilê
2️⃣VIỆC THỨ HAI: GIẢM SỰ KỲ VỌNG VÀO NGƯỜI KHÁC
Ai cũng đã từng dành toàn bộ kỳ vọng, tâm huyết của mình vào một người hay một chuyện gì đó. Mãi cho tới khi thất bại, vấp ngã, chịu tổn thương thì chúng ta mới chợt nhận ra: “dành hết tâm huyết” ở đây chỉ 80% là quá đủ rồi, lúc nào cũng phải chừa cho mình một đường lui.
Thực tế cuộc sống là như vậy, chúng ta đối đãi với người khác chân thành, nhưng họ chưa chắc đã thật tâm đối lại chúng ta, thậm chí sẵn sàng “bán đứng ta nếu được giá”
Bởi vậy, giảm bớt yêu cầu và sự kỳ vọng của mình vào người khác, không nên đánh giá quá cao mối quan hệ của mình với họ là lựa chọn sáng suốt nhất. Vì kỳ vọng càng cao thì tổn thương sẽ càng sâu, hy vọng càng lớn thì thất vọng cũng vậy.
Hãy giữ cho mình một trái tim nóng, cái đầu lạnh, như vậy bạn sẽ bớt đi được nhiều những suy nghĩ viển vông đấy! Đồng thời, bạn cũng nên nhớ rằng, hành động và lời nói của người khác thì mình không khống chế được nhưng lại hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chính mình.
Khi bạn tự biết giảm dần sự kỳ vọng của mình vào người khác, vào kết quả và vào mọi thứ bên ngoài, bạn không còn phải vướng mắc hay cưỡng cầu điều gì nữa, mà sẽ trở nên lý trí, sáng suốt và thông tuệ hơn.
Điều quan trọng nhất là, bạn hãy tự mình phấn đấu và dốc hết sức lực cùng tâm trí của mình vào mục tiêu của bản thân, dù đến cuối cùng mong muốn không thành thì bạn cũng chẳng có điều gì phải hối tiếc cả!
Điều quan trọng nhất là, hãy tự mình phấn đấu và dốc 100% sức lực, năng lượng cùng tâm trí của mình vào mục tiêu của bản thân, dù có thất bại đi chăng nữa thì bạn cũng chẳng có gì phải hối tiếc cả! Cuộc sống mà…
3️⃣VIỆC THỨ BA: GIỮ TÂM LÝ VỮNG VÀNG, KHÔNG CUỐNG, KHÔNG NẢN KHI VẤP NGÃ
Khi gặp phải chuyện không như ý, nhiều người thường buông lời oán thán, gặp người có cuộc sống tốt hơn thì lại ganh tị, gặp phải khó khăn tạm thời thì lại dễ chán nản rồi buông xuôi. Những lúc ấy, chúng ta cảm thấy dường như cả thế giới đang chống lại bản thân, bạn càng trách móc, càng ganh ghét, càng thấy khó chịu thì mọi chuyện lại càng không thuận lợi. Đúng chứ?
Vậy nên, hãy cố gắng học cách không phàn nàn, chuyện gì có thể thay đổi thì thay đổi, không thay đổi được thì chấp nhận, không làm những việc vô nghĩa gây tổn hại để tránh sự mất mát và ảnh hưởng tới người khác.
Vậy nên, học cách chấp nhận sự thật đi! Chuyện gì có thể thay đổi thì thay đổi, không thay đổi được thì chấp nhận nó đi. Và chúng ta cũng nên học cách không so bì với người khác, bởi lẽ chúng ta thường chỉ thấy được thành tựu, sự sung sướng, hạnh phúc của người ta, ít khi thấy được những lúc họ phải ăn mì gói cả tháng trời để có tiền duy trì kinh doanh, bạn bè xung quanh dè bỉu, đồng nghiệp bán đứng, người yêu khinh thường,… Những cay đắng, khổ sở mà họ phải trải qua, bạn đâu có thấy?
Cuối cùng, chúng ta nên học cách nhìn vào mặt tốt của một vấn đề vì bất cứ sự vật, sự việc nào cũng đều có hai mặt cả. Nếu chỉ tập trung vào mặt tích cực, lạc quan và tươi sáng, bạn cũng sẽ nhận được nguồn năng lượng tích cực tương tự như thế.
Rồi dần dần bạn sẽ hiểu ra rằng, một người có an yên, có vui vẻ, có hạnh phúc hay không đều phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ của người đó.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” – Nguyễn Du
Một người trưởng thành thực thụ sẽ biết cách tự ngẫm lại chính mình rồi điều chỉnh, thay đổi suy nghĩ của mình thay vì mù quáng dồn hết tâm tư để tìm kiếm sự an ủi, sự giúp đỡ từ bên ngoài
Như vậy, trưởng thành chẳng hề liên quan tới tuổi tác, thay vào đó, nó tỉ lệ thuận với những trải nghiệm, những kinh nghiệm mà ta tự đúc rút được trong quá trình sống. Khi bản lĩnh của một người càng lớn thì tính khí nóng nảy của họ sẽ càng nhỏ vì họ đã tôi luyện được năng lực đối mặt với tất cả mọi việc khó khăn, gian nan ở đời.
Khi cảnh giới của một người càng cao, họ sẽ càng hiểu rõ, bản thân trước hết làm gì cũng cần nỗ lực hết sức mình, sau đó nghe theo số trời thay vì chỉ biết hy vọng và chờ đợi người khác. Nhờ vậy, họ cũng tự rèn cho mình tính kỷ luật cao.
Khi một người càng bình thản, thấu hiểu và lạc quan, suy nghĩ của họ cũng sẽ càng tích cực vì họ sớm đã rèn cho mình sự bình tĩnh, trấn định và giữ tâm an tĩnh dù cuộc đời có “thiên biến vạn hóa” ra sao.
Theo Tony Dzung