Không tiền, không chống lưng, người trẻ hãy bắt đầu từ 3 việc

KHÔNG TIỀN, KHÔNG CHỐNG LƯNG, NGƯỜI TRẺ DƯỚI 30 TUỔI HÃY BẮT ĐẦU TỪ 3 VIỆC

Hai tuần trước, có một cư dân mạng đưa ra một câu hỏi như này trên một diễn đàn hỏi đáp: “Làm sao để trong vòng 3 năm kiếm được 3 tỷ?”
Cậu ấy nói, mình năm nay 23 tuổi, không tiền không chống lưng, hiện tại lương mỗi tháng khoảng hơn 25 triệu, sau 3 năm kiếm được 3 tỷ e là rất khó thực hiện, nhưng kế hoạch là tới 30 tuổi sẽ kiếm được ngần đó, liệu có cách nào khả thi hay không?

Một người để lại bình luận nói rằng, cô ấy đã đổi việc 3 lần, lần nào lương cũng hàng chục triệu, nhưng vẫn cảm thấy rất mơ hồ, vài tháng nữa là chính thức 30 tuổi rồi, cảm giác chán chường, thất vọng ngày một lớn hơn. Không biết có cách nào giúp mình tìm được phương hướng hay không.

Trông thì có vẻ như là hai vấn đề khác nhau, cá nhân tôi lại có một cảm nhận thế này:
Trước 30 tuổi một ngày và sau 30 tuổi một ngày, về mặt bản chất chẳng có gì khác nhau.
Bất kể là ở giai đoạn nào, phần lớn vấn đề của người đi làm đều tập trung ở 2 điểm, một là kiếm quá ít, hai là không biết mình có thể làm gì, mình giỏi làm gì.

Cá nhân tôi cũng đã phải vòng không ít đường, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, tôi phát hiện ra rằng, bạn có kế hoạch của bạn, ông Trời cũng có kế hoạch khác cho bạn.

Chỉ là ngoảnh đầu nhìn lại, tôi nhận thấy những người trước 30 tuổi mà làm được 3 điều này, chí ít họ cũng sống không quá tệ!
Đừng lo lắng vì những chuyện quá xa vời
Tôi thường nhận được những câu hỏi na ná nhau tới từ độc giả của mình rằng: “Làm sao để tìm được một công việc tốt?”, “Làm sao để nói chuyện tăng lương với lãnh đạo?”, “Sau này nếu không mua được nhà thì phải làm sao?”, “Tôi luôn thấy rất tự ti, sau này không tìm được bạn gái thì phải làm sao” …

Một mặt thì cứ hi vọng vừa lập kế hoạch là phải thành công luôn, một bên lại cứ luôn nghĩ tới những khó khăn trùng trùng rồi chùn bước.

Điều này dẫn tới hệ quả gì?

Đó là ở trong trạng thái lo âu trong một thời gian dài.
Inamori Kazuo trong cuốn “Cách sống” của mình từng bày tỏ một quan điểm như này: “Làm tốt những việc trong tầm tay, bạn sẽ biết bước tiếp theo nên đi như nào.”
Là một bậc thầy về quản lý của hai công ty nằm trong danh sách Fortune 500, câu nói mà Kazuo nhắc đến nhiều nhất trong cuốn sách là làm việc chăm chỉ, làm việc chăm chỉ hơn, cứ một chút lại “Tôi đề nghị bạn cố gắng hết sức làm tốt công việc trước mắt, hãy không ngừng làm việc chăm chỉ. Nếu bạn làm được điều này, con đường phía trước của bạn chắc chắn sẽ rộng mở.”

Nghe giống bát súp gà trong tâm hồn quá nhỉ?
Nhưng trên thực tế, chính Kazuo cũng áp dụng cách này với chính mình.
Từ nhỏ tới lớn thành tích của ông luôn không tốt, sau khi tốt nghiệp, khó khăn lắm mới tìm được một công việc trong xưởng gốm, nhà máy đứng trước nguy cơ đóng cửa không có khả năng trả lương, ông ngày đêm phải làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, không ngờ kết quả lại mang lại sức sống cho nhà máy.

Sau khi Kyocera thành lập, công ty liên tục thua lỗ và đứng trước bờ vực phá sản. Trong lúc tuyệt vọng, ông tự động viên mình: nếu đã không biết phải làm thế nào, vậy hãy tuân theo những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống, nỗ lực làm điều đúng đắn là được rồi.

Kết quả một lần nữa chuyển nguy thành cơ.
Con đường trưởng thành của chúng ta bắt buộc phải trải qua rất nhiều khó khăn và áp lực. Cũng giống như chạy 10000m, chắc chắn là rất khó và mệt, nhưng có một phương pháp giải quyết rất tuyệt vời như này:
Hãy cứ lừa mình chạy 1000m trước, sau đó lại lừa mình chạy tiếp 1000m nữa.

Chia nhỏ nhiệm vụ ra, giải quyết vấn đề trước mắt trước, gặp rắc rối thì giải quyết rắc rối, dần dần bạn sẽ tìm được đáp án trong quá trình ấy lúc nào không hay.

Chủ động xuất kích

Đồng nghiệp cũ của tôi dẫn dắt một thực tập sinh, tháng trước, cô bé thực tập sinh ấy trong bài báo cáo và chia sẻ về quãng thời gian thực tập đã nói một câu khiến cô bạn đồng nghiệp của tôi ấn tượng như này:
“Hi vọng công ty có thể xây dựng một chế độ bồi dưỡng nhân viên mới hoàn thiện hơn, cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội rèn luyện hơn.”
Thực tập sinh này bình thường rất ít nói, đồng nghiệp giao cho cô bé ấy nhiệm vụ, thỉnh thoảng làm xong rồi cũng không báo cáo lại rõ ràng. Cô bé ấy thích yên tĩnh ngồi làm việc, rất ít khi chủ động giao lưu với đồng nghiệp.

Trên thực tế, không ai có nghĩa vụ phải chỉ tận tay day tận trán công việc cho bạn cả. Bạn muốn cơ hội, bạn phải chủ động đi giành lấy.

“Chủ động” bao gồm hai điểm.

1. Chủ động làm việc

M. 36 tuổi gia nhập vào công ty GREE, trở thành một nhân viên kinh doanh bình thường. Không lâu sau, cô được công ty cử đi tỉnh khác đòi tiền hợp đồng của bên đối tác, số tiền không nhỏ, 700 triệu đồng.
Khi đó quy phạm thị trường vẫn chưa hoàn thiện, nợ tiền hàng kéo dài ngày trả là chuyện bình thường. Huống hồ gì đơn hàng này cũng là “của nợ” mà người tiền nhiệm vứt sang cho cô, dù cô có không làm được việc thì thực ra cũng sẽ chẳng có ai nói gì.

Sau đó, M. ngày nào cũng đi tìm bên đối tác, cuối cùng cô cũng gặp được bên đối tác đang trốn chặt trong văn phòng, rồi lớn tiếng nói: “Hoặc là bên anh trả tiền, hoặc là trả hàng! Nếu không thì kể từ ngày hôm nay, anh đi tới đâu, tôi theo tới đó.”
Trong vòng 40 ngày, cô đòi được 700 triệu đồng, khiến mọi người kinh ngạc, bao gồm cả tổng giám đốc lúc bấy giờ.
Ngoài mặt thì là mất thời gian và cũng chẳng được thêm một đồng lương nào, nhưng việc cô ấy chủ động nghĩ cách đi giải quyết vấn đề, không chỉ khiến giá trị của mình trở nên lớn hơn, có được sự công nhận của cấp trên mà còn tạo ra được cho mình vô vàn cơ hội trong nghề nghiệp sau này.

2. Chủ động học hỏi

Không ít người có tâm thái như này, chỉ muốn ai đó chủ động cầm tay chỉ việc cho mình, hoặc là cho rằng việc thỉnh giáo người khác là xấu hổ.
Nhưng bạn có biết không, phần lớn những vấn đề mà bạn gặp phải người khác đều đã trải qua rồi, chúng ta hoàn toàn có thể mô phỏng lại phương thức và con đường của họ để khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn với mình.

Hà cớ gì cứ thích tự dẫm vào hố mới chịu?
“Lấy chân kinh” từ đồng nghiệp, là phương thức nhanh chóng nhất để đắc đạo ở nơi làm việc mới.
Vả lại, thỉnh giáo người khác cũng là một hình thức giao lưu, trong tâm lý học có một hiệu ứng mang tên “hiệu ứng Franklin”, nội dung nói người từng giúp bạn một lần sẽ rất vui vẻ giúp bạn lần hai.

Quan hệ hợp tác được hình thành trên cơ sở tôi giúp anh, anh giúp tôi.
Thế giới có biến đổi ra sao, cơ hội và đầu gió vẫn luôn tồn tại, chỉ là có người nhìn mà không thấy, bỏ lỡ hết lần này tới lần khác; trong khi có những người ra gió một lần thôi là tỉnh, có thể nhanh chóng chạy theo thời thế, nhanh chóng thích ứng.

Vì vậy, trước khi bắt được cơ hội, hãy rèn luyện cho mình kĩ năng nghiệp vụ, bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề trước mắt, chủ động hơn trong công việc đồng thời luôn giữ tâm thái ứng biến, nhanh nhẹn thích nghi với thời cuộc.

Rồi bạn sẽ phát hiện ra rằng, phương thức chữa trị thực sự cho chứng lo âu đó là bản thân bạn biết cách tư duy và có những hành động hợp lý.