10 kiểu người này thu hút vận nghèo bởi trong công việc, họ luôn mang tư duy sai lầm về tiền bạc, nỗ lực và ghi nhận của ông chủ.
Tiểu Bảo làm việc trong một công ty thương mại khoảng một năm, do không hài lòng về công việc của mình, anh ta nói với bạn một cách khó chịu: “Lương của tôi trong công ty là mức lương thấp nhất, ông chủ không hề coi trọng tôi chút nào, nếu tiếp tục tình trạng này, tôi sẽ nộp đơn xin thôi việc”.
– Những kĩ năng nghiệp vụ trong công ty và những bí quyết về giao dịch quốc tế anh đã hoàn toàn nắm vững chưa? – Người bạn hỏi lại anh ta.
– Vẫn chưa. – Anh ta trả lời.
– Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn. Tôi nghĩ anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, hãy nắm vững tất cả những kĩ năng giao dịch, các loại hợp đồng mua bán và cách tổ chức quản lí công ty, thậm chí cả cách viết một hợp đồng giao dịch một cách thật chi tiết, sau đó hãy xin thôi việc. Như thế chẳng phải vừa trút được những bực bội trong lòng, mà lại tích luỹ được thêm kiến thức hay sao?
Tiểu Bảo nghe lời khuyên của bạn, anh từ bỏ những thói quen xấu trước đây, bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc và chăm chỉ. Ngay cả sau giờ làm việc cũng ở lại công ty học thêm về cách viết hợp đồng mua bán.
Một năm sau, anh gặp lại người bạn cũ, người bạn hỏi anh ta:
– Giờ anh đã học được nhiều điều rồi, thế đã chuẩn bị xin nghỉ chưa?
– Nhưng tôi thấy, sau năm qua, ông chủ đã bắt đầu chú ý tới tôi, gần đây còn giao cho tôi những công việc quan trọng, không những tới được tăng lương mà còn được thăng chức. Nói thật là, không chỉ có ông chủ mà các nhân viên khác trong công ty cũng bắt đầu nể trọng tôi.
Người bạn cười và nói:
– Tôi đã sớm biết điều đó rồi. Lúc trước ông chủ không coi trọng anh vì anh không chăm chỉ làm việc, lại không nỗ lực tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Sau đó, khi anh đã vất vả học tại nghiên cứu, năng lực làm việc cũng tiến bộ, tất nhiên ông chủ sẽ chú ý đến anh.
Làm việc chăm chỉ mới thực sự là sáng suốt bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy xem công việc là một cơ hội để bạn hội tập, từ đó không chỉ học cách xử lí nghiệp vụ mà còn học được cả nghệ thuật đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người. Cứ như vậy, ngoài việc tích luỹ được cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu bạn còn xây dựng cho mình một nền tảng công việc vững chắc. Những người làm việc chăm chỉ không phải lo lắng cho tương lai của mình vì bản thân họ đã tự nuôi dưỡng được một thói quen tốt, dù làm việc ở đâu họ cũng sẽ nhận được sự chào đón của công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra công ty HuaWei đã từng nói: Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không?
Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không? Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?
Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi. Mới bỏ ra chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi. Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi. Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi. Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
1. Người luôn trách móc công ty.
2. Người không dám chịu trách nhiệm.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4. Người không có chí tiến thủ.
5. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
8. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
9. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
Một nhân viên làm việc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: “Mặc dù anh làm việc ở công ty 10 năm nhưng kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở mức một công nhân mới vào nghề thôi.”
Người nhân viên “đáng thương” này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan.
Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.
Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động.
Khi làm việc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làm việc của nhân viên để thăng cấp và tiến cử nhân viên. Những người làm việc chăm chỉ, biết phấn đấu không ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên. Chắc chắn cuộc đời sẽ không bao giờ bạc đãi những người chăm chỉ và nỗ lực hết mình.